Mẫu Quy Định Mặc Đồng Phục Công Ty

Nhân viên cần tuân thủ mẫu quy định mặc đồng phục công ty, đảm bảo trang phục sạch sẽ, gọn gàng, đúng quy định để thể hiện sự chuyên nghiệp và tinh thần đoàn kết.

Hiện nay, các công ty trang bị đồng phục cho nhân viên ngày càng phổ biến. Bên cạnh việc sử dụng các mẫu thiết kế đẹp, ấn tượng, các công ty cũng ban hành các quy định chặt chẽ về việc mặc đồng phục nhằm đảm bảo tính đồng nhất, hiệu quả của trang phục. Cùng MyUniform tìm hiểu về các quy định này nhé.

Đối tượng chấp hành nội quy đồng phục công ty

Thông thường, đồng phục nhân viên được áp dụng cho toàn thể nhân viên. Tuy nhiên, một số công ty có thiết kế riêng dành cho quản lý và nhân viên, do đó có quy định mặc đồng phục công ty riêng cho hai đối tượng này:

Đồng phục quản lý

Đồng phục quản lý thường được thiết kế sang trọng, lịch sự hơn hoặc cùng thiết kế nhưng sử dụng màu sắc khác, mang tính quyền lực hơn so với đồng phục nhân viên dành riêng cấp quản lý.

Đồng phục nhân viên

Nhiều doanh nghiệp với các phòng ban, bộ phận, … có tính chất công việc khác nhau sẽ trang bị mẫu đồng phục nhân viên riêng nhằm đảm bảo tính đồng nhất, chuyên nghiệp của trang phục nhưng vẫn bảo đảm tính thoải mái cho nhân viên trong quá trình làm việc.

Loại trang phục sử dụng cho đồng phục công sở, công ty

Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng có nhiều lựa chọn mẫu đồng phục dành cho nhân viên. Trong số này, có thể kể đến một số mẫu đồng phục công sở, công ty được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng, lựa chọn:

  • Áo sơ mi đồng phục: Đây là mẫu đồng phục công sở được ưa chuộng nhất dành cho đội ngũ quản lý, nhân viên văn phòng bởi tính lịch sự, nghiêm túc và chuyên nghiệp của trang phục.
  • Áo thun đồng phục công ty: Các thiết kế áo thun có cổ (áo polo) hoặc áo thun cổ tròn với ưu điểm thoải mái, năng động, trẻ trung nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sự cũng là sự lựa chọn phổ biến cho đồng phục công sở, công ty. 
  • Vest đồng phục: Đồng phục vest sang trọng, lịch sự, chuyên nghiệp thường được các công ty lựa chọn làm đồng phục cho bộ phận quản lý, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hoặc sử dụng trong những dịp trọng đại như khai trương, tổng kết, ...
  • Đầm đồng phục công sở: Những mẫu đầm liền đơn sắc với thiết kế ôm, chữ A đem đến vẻ đẹp lịch sự, mềm mại, nhã nhặn thường được sử dụng làm đồng phục cho nữ giới khối văn phòng.
  • Quần âu công sở: Các thiết kế quần âu lịch sự, dễ mặc, tiện dụng, dễ phối hợp trang phục, thích hợp với mọi dáng người, phù hợp cho cả nhân viên nam và nữ nên rất được ưa chuộng lựa chọn làm đồng phục công sở, công ty
  • Chân váy công sở: Mẫu thiết kế lịch sự, tôn dáng được thiết kế dành riêng cho nữ giới nhằm tạo dựng hình ảnh đẹp, tự tin, thoải mái, dễ chịu trong công việc cho nhân viên đồng thời xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho công ty/doanh nghiệp 

Quy định thời gian thực hiện đồng phục

Ngoài quy định loại trang phục làm đồng phục, mỗi công ty có quy định riêng, cụ thể về khoảng thời gian, dịp sử dụng các thiết kế đồng phục đó.

  • Thời gian bắt đầu mặc đồng phục: Quy định cụ thể việc mặc đồng phục từ ngày tháng năm nào.
  • Thời gian mặc đồng phục trong tuần: Cần quy định rõ ràng về thời gian, tần suất mặcđồng phục trong tuần Ví dụ: mặc tất cả các ngày trong tuần hay chỉ một số ngày nhất định như các ngày chẵn, các ngày lẻ, chỉ thứ 2… 
  • Quy định về đồng phục trong những dip đặc biệt: Công ty cần quy định rõ ràng về mẫu đồng phục sử dụng trong các các dịp lễ, hoạt động, sự kiện khác nhau của công ty.

Quy định chất lượng đồng phục công ty

Công ty cần quy định về chất lượng đồng phục công ty khi sử dụng nhằm đảm bảo bộ mặt của doanh nghiệp và vẻ đẹp, sự tự tin cho người mặc: 

  • Đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, phẳng phiu khi sử dụng đồng phục; 
  • Không mặc đồng phục nhăn nhúm, bạc màu, cũ nát, sứt chỉ… để đảm bảo hình ảnh thương hiệu.

Mức kỷ luật khi vi phạm quy định đồng phục công ty

  • Bên cạnh quy định về việc sử dụng đồng phục, công ty cần quy định về hình thức xử phạt, kỷ luật rõ ràng khi cán bộ/nhân viên vi phạm nhằm đảm bảo tính công bằng và tuân thủ nghiêm ngặt của nhân viên khi sử dụng đồng phục.
  • Mức độ xử phạt, kỷ luật cần xây dựng nhiều mức độ tùy thuộc vào tính chất vi phạm.

Quy định cấp phát đồng phục công ty

Công ty cần xây dựng quy định cấp phát đồng phục nhân viên một cách rõ ràng, khoa học và cụ thể với các nội dung cơ bản sau:

  • Đối tượng cấp phát: Công ty cần xây dựng đối tượng cụ thể của việc cấp phát như nhân viên làm việc chính thức, nhân viên tập sự trên 3 tháng, …
  • Tiêu chuẩn cấp phát: Thời gian cấp phát hàng năm, số lần cấp phát hàng năm, loại đồng phục cấp phát và số lượng đồng phục cấp phát cho từng đối tượng. 

Mẫu quy định mặc đồng phục công ty

MyUniform gợi ý cho bạn một số mẫu quy định mặc đồng phục công ty:

Mẫu nội quy đồng phục công ty với trang phục thường và đồng phục nhân viên

  • Trang phục thường

Cán bộ, nhân viên làm việc tại công ty được sử dụng trang phục thường vào các ngày thứ 3, thứ 5 và thứ 7 trong tuần.

Trang phục cần đảm bảo gọn gàng, lịch sự. Không sử dụng các trang phục quá ngắn hoặc quá mỏng gây phản cảm; đảm bảo trang phục sạch sẽ, phẳng phiu khi mặc. Không mặc trang phục quá cũ, nhàu nhĩ. Không đi dép lê, dép tông.

  • Đồng phục

Cán bộ, nhân viên sử dụng đồng phục đã được phòng hành chính nhân sự phát vào ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 trong tuần.

Không được tự ý sửa đổi hoặc may thêm bất kỳ chi tiết nào trên đồng phục.

Không được sử dụng đồng phục cho mục đích cá nhân.

  • Tổ chức thực hiện

Phòng Hành chính nhân sự chịu trách nhiệm thông báo Quy định mặc đồng phục công ty đến toàn bộ cán bộ, viên chức trong Công ty.

Trưởng các phòng/ban chịu trách nhiệm phổ biến Quy định trên đến toàn thể nhân viên trong phòng/ban phụ trách và đôn đốc thực hiện.

Mẫu nội quy mặc đồng phục công ty với trang phục, đồng phục và lễ phục

Trang phục làm việc trong công ty

  • Trang phục thường

Trang phục làm việc của cán bộ, nhân viên nam gồm: Quần âu, áo sơ mi dài hoặc ngắn tay, giầy da hoặc dép quai hậu.

Trang phục làm việc của cán bộ, nhân viên nữ gồm: Quần âu hoặc chân váy công sở, áo sơ mi dài hoặc ngắn tay, áo ký giả, giầy da hoặc dép quai hậu.

  • Đồng phục

Đồng phục là trang phục cùng kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã, hoạ tiết, logo do công ty đặt may và phân phối cho nhân viên.

  • Lễ phục

Lễ phục của công ty là đồng phục do Công ty trang bị cho nhân viên và sử dụng trong các dịp lễ lớn, sự kiện trọng đại của công ty. 

Lễ phục được thiết kế với trang phục dành riêng cho cán bộ, nhân viên nam và nữ:

Lễ phục của cán bộ, nhân viên nam: Quần âu, áo vest, áo sơ mi dài tay, caravat, giầy da đen hoặc sẫm màu.

Lễ phục của cán bộ, nhân viên nữ: Áo dài, giàu cao gót hoặc áo vest, chân váy công sở cùng tone màu áo vest, áo sơ mi dài tay và giày cao gót.

Quy định về mặc trang phục làm việc

Đối với trang phục thường, đồng phục:

Toàn bộ cán bộ, nhân viên Công ty phải mặc đồng phục trong ngày, giờ làm việc theo quy định.

Ngoài các ngày quy định mặc đồng phục, cán bộ, nhân viên có thể mặc trang phục thông thường theo quy định tại Điều 1.1 của Quy định này.

Đối với lễ phục:

Cán bộ, nhân viên mặc lễ phục trong các trường hợp sau:

  • Tham dự các Hội nghị sơ kết, tổng kết của Công ty.
  • Tham dự các cuộc Hội thảo trong nước do Công ty hoặc đối tác tổ chức.
  • Tham dự các buổi làm việc, ký kết Hợp đồng kinh tế giữa Công ty với đối tác khác.
  • Một số ngày lễ lớn, sự kiện đặc biệt theo thông báo của công ty.

Bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về quy định mặc đồng phục của công ty. Hi vọng thông qua bài viết, các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng, soạn thảo Quy định mặc đồng phục công ty chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty bạn. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi, MyUniform để được tư vấn.

Xem thêm các bài viết liên quan khác nhé >>>>> Mẫu Thông Báo Mặc Đồng Phục Công Ty

Bình luận bài viết

Các bài viết liên quan